Trung Quốc kéo giàn khoan thứ 2 đến cửa vịnh Bắc Bộ

Posted by Unknown on Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014 |

(Zing.vn) Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
Giàn khoan "Nam Hải số 9" thứ hai của TQ

Website của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết, ngày 18-20/6 đưa giàn khoan "Nan Hai Jiu Hao" (Nam Hải số 9) vào Biển Đông.

Theo đó, giàn khoan "Nam Hải số 9" sẽ sẽ được tàu lai dắt kéo từ toạ độ 17 độ 38 phút vĩ Bắc - 110 độ 12 phút 3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14 phút 6 vĩ Bắc - 109 độ 31 phút kinh Đông trên Biển Đông, với tốc độ 4 hải lý/giờ.

Như vậy, tọa độ xuất phát của giàn khoan này chính là từ đảo Hải Nam trong khi điểm đến của nó là khu vực cửa vịnh Bắc Bộ - nơi Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tiến hành các bước để đàm phán phân định lãnh hải.

Còn theo website của Đài Truyền hình Phượng Hoàng của Hồng Kông, "Nam Hải số 9" là giàn khoan tương tự với Hải Dương 981. Đây là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, thuộc sự quản lý của Tổng Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Hiện vẫn chưa rõ liệu giàn khoan này sẽ làm gì, và lịch trình di chuyển của nó ra sao. Kể từ khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi đầu tháng 5, đây là lần lần thứ hai Trung Quốc đưa thêm một giàn khoan có quy mô lớn vào biển Đông. Vụ việc này diễn ra ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Việt Nam và có các cuộc gặp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh để bàn về vấn đề liên quan.

Sau khi nhận tin báo từ Zing.vn tối 18/6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, bộ phận tác nghiệp của đơn vị đã ngay lập tức cho các hệ thống theo dõi và xác minh. "Tọa độ này nằm ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và là nơi hai bên đang bàn vòng 5 để phân định. Giàn khoan mới này nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50 - 60 hải lý”, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm thông tin. Theo ông Đạm, tọa độ giàn khoan "Nam Hải số 9" thuộc đảo Nam Du Lâm, cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý về phía Trung Quốc. Tại khu vực này, cách đây 5-6 năm, Trung Quốc cũng đã đặt 3-4 giàn khoan và đã khoan dầu khí. “Việc Trung Quốc kéo thêm giàn khoan tới đây cũng bình thường", ông Đạm nói thêm.

"Nam Hải số 9" được đóng mới tại nhà máy đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (Hàn Quốc) năm 1988 và hiện thuộc sở hữu của Công ty Dịch vụ Bãi dầu Trung Quốc (COSL) thuộc CNOOC. Giàn khoan bán chìm này dài 100 m, rộng 78 m, nặng 21.741 tấn (giàn khoan Hải Dương 981 dài 114 m, rộng 90 m, nặng 31.000 tấn), có khả năng hoạt động ở những vùng biển sâu 1.500 m. Khả năng khoan tối đa của nó đạt 7.600 m.

Nguyên Vũ

5 kiểu “yêu nước” không thể đỡ nổi

Posted by Unknown on Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014 |

Mấy ngày nghỉ lễ 2/9 nhìn bạn bè hết đứa này đến đứa khác xách balô đi du lịch nơi này nơi khác cũng khiến mình thòm thèm. Kể ra được đi đâu đó xa xa một chút để thay đổi không khí thì cũng là một điều thú vị nhưng mà ở nhà mấy ngày này cũng không phải là không có ích. Ít nhất là cũng tiết kiệm được một khoản tiền kha khá, tránh được mấy vụ chặt chém nhân dịp nghỉ lễ và hơn hết là được xem mấy vở hài kịch trên Facebook về lòng yêu nước cũng đáng đồng tiền bát gạo ra phết.
Và sau đây thì mình xin mạn phép liệt kê vài kiểu người và vài câu chuyện về cái lòng “yêu nước” phải bỏ vào trong ngoặc kép của mấy bạn trẻ mà mình có cơ may được trông thấy mấy ngày vừa qua. Mấy điều này chỉ mang tính chất liệt kê thôi còn chuyện phân tích đúng sai, phải trái như thế nào thì mời cả nhà tự đọc rồi cho ý kiến nhé.

Dạng thứ nhất: Treo avatar cờ đỏ sao vàng rồi đi comment bậy bạ.

Cái dạng này thì không phải là hiếm. Từ dạo Facebook nổi lên thành mạng xã hội có nhiều người dùng nhất Việt Nam thì cứ mỗi dịp tết đến xuân về, 30/4 với 2/9 thì lại một loạt các event “Nhuộm đỏ Facebook bằng quốc kỳ Việt Nam”, “Treo avatar cờ đỏ sao vàng mừng Quốc Khánh”,… mọc lên cứ phải gọi là như nấm mọc sau mưa.
Nói chung thì đây cũng là một hành động khá là hay và đẹp, chí ít cũng là về mặt thẩm mỹ. Khi mà ai cũng treo avatar như vậy sẽ giống như kiểu mặc chung một chiếc áo đồng phục tươi đẹp mà ai cũng giống ai. Như một lời nhắc nhở về hai chữ đồng bào, về tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước của những con người mang trong mình dòng máu Việt Nam. Của đáng tội là nếu đã trót mang trên người cái bộ đồng phục với hình quốc kỳ tôn nghiêm của dân tộc như vậy mà làm mấy việc có ích thì chẳng sao, đằng này thì ôm nguyên cái avatar mà ai-cũng-biết-là-từ-đâu-đấy để đi làm đủ mọi trò từ nực cười đến đáng xấu hổ trên mạng.
Thực tế thì chúng ta đã ghi nhận không phải ít mấy cái trường hợp kiểu như này trong thời gian qua. Nhẹ nhàng thì như việc dùng tiếng Việt để comment chửi bới Công Vinh trên fanpage CLB bóng đá Nhật Bản mà anh đang theo thi đấu. Nặng hơn một chút thì là avatar cờ đỏ sao vàng đẹp lung linh xong đi vào facebook của mấy anh chàng đẹp trai bị trục xuất khỏi đất nước nọ để chửi bới, văng tục bằng mấy từ ngữ chả mấy đẹp đẽ gì cho cam.
Có chuyện khôi hài như này mà mình vô tình được biết mới hôm qua thôi. Đó là cái bạn chủ một event kêu gọi mọi người treo cờ làm avatar trên facebook lại là một bạn trốn nghĩa vụ quân sự. Hôm trước còn thấy post mấy cách hay ho để trốn được qua vòng kiểm tra sức khỏe để không phải đi nghĩa vụ. Thế mà hôm nay đã thấy kêu gọi mọi người thể hiện tinh thần yêu nước và còn thái độ hành tỏi đủ kiểu nếu có ai lỡ hỏi lại: “Treo như này có ích gì không em?”. Ờ, cũng thấy có chút “yêu nước” nhẹ.
anh-dep-trai5-1

Dạng thứ hai: Mồm nói yêu nước nhưng một mực sỉ nhục tiếng Việt.

Cái dạng này thì phần nhiều là ở mấy em teen teen xinh xinh hiền ngoan mới lớn. Cứ thử đọc mấy cái status mà các em ý chúc mừng sinh nhật Bác hay là chào mừng quốc khánh mà hết cả hồn. Kiểu năm lớp 1 khi học về chính tả thì chẳng may cô giáo của các em ý bị xe cán chết mất ngáp nên các em ý bị thất học ý. Có khi mình phải dụi mắt lên dụi mắt xuống đến 4, 5 lần mới hiểu nổi mấy thứ các em ý viết.
Bé bé xinh xinh thích dùng teen code đã là một nhẽ, lớn đầu rồi mà cũng ối anh chị cũng vẫn thích chơi cái kiểu chữ mà người đọc chỉ mong có vietsub ngay bên dưới mà rõ ràng là họ đang viết tiếng Việt đấy chứ. Có khi bài viết của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà ai cũng đã một lần học qua trong chương trình phổ thông nó không nằm trong bộ nhớ chứa đầy những thứ hoa mỹ khác mà tư duy bình thường khó ai dịch nổi.
Mà dạng này thì còn có thêm một bộ phận kiểu còn nguy hiểm hơn nữa cơ. Đó là viết tiếng Việt còn chưa sõi, chi chit lỗi chính tả cơ mà lý luận khi người khác sử dụng ngoại ngữ thì kinh lắm. Thí sinh tham dự các cuộc thi âm nhạc mà hát tiếng Anh vài ba bài là bảo là mất gốc, không hát được tiếng mẹ đẻ, hát mà không ai hiểu thì hát làm gì. Xong rồi thì ca sỹ underground có sáng tác mấy ca khúc mà có chèn thêm đôi ba đoạn rap hay là các từ ngữ nước ngoài vào thì ngay lập tức quy chụp cho người ta cái tội “tiếng Việt không có từ nào hay hơn sao mà phải lạm dụng tiếng nước ngoài”. Nếu mà nói kiểu thế chắc mấy nghệ sĩ xứ Hàn Quốc khi chêm tiếng Anh vào bài hát của họ hay là Lady Gaga có cho đôi ba từ tiếng Ý vào ca khúc của cô ấy chắc đều mất gốc và lai căng hết. Chả hiểu mấy người đến tiếng Việt còn nói chả ra hồn thì lấy cái tư cách gì để phê phán người làm nghệ thuật không biết.


Dạng thứ ba: Yêu nước nhưng mà một chữ Lịch Sử bẻ đôi cũng không biết

Đi đầu trong top những bạn trẻ trong dạng này chính là Kênh14 với bộ ảnh đỉnh cao mừng sinh nhật Bác nhưng mà sai cả ngày sinh của Bác: từ năm 1890 thành 1840. Nghe nói sau sự việc này trang thông tin này đã được phong cho danh hiệu: “Độc quyền sự ngu dốt” và nhận được đủ thứ văn bản xử phạt về cái trò hề đó của mình. Nghĩ qua cũng thấy buồn cười mà nghĩ kỹ lại thì lại thấy đau lòng vô cùng tận khi mà những người trẻ yêu nước lại có thể thiếu sót được cái lỗi to đùng như thế.
Kiến thức sâu rộng về sử Việt thì không dám đòi hỏi các bạn phải chuyên sâu và giỏi giang nhưng những điều cơ bản và một vài mốc thời gian quan trọng mà cũng không nhớ nổi thì thực sự là một điều đáng phải đặt mối quan ngại. Mình từng thấy một bạn nữ học một trường ĐH khá nổi tiếng ở Hà Nội đã cãi chày cãi cối, cãi bằng được với một người bạn khác của cô ấy về câu chuyện: ngày 2/9 là ngày Quốc Khánh chứ không phải ngày mất của Bác mà không hề hay biết hai sự kiện đó trùng một ngày, chỉ khác năm mà thôi.
Bởi vậy mới nói mồm có rao giảng yêu nước cỡ nào mà trong đầu không có được chút ít vốn liếng lịch sử dân tộc thì chẳng hiểu bạn yêu cái gì của đất nước này khi không có quá khứ, không có truyền thống?
anhchup-462416-1372433642_500x0

Dạng thứ tư: Ở đâu có Trung Quốc là chửi, ở đâu có “Tàu khựa” là ném đá

Cái dạng này thì phải nói là nhan nhản, không thể đếm xuể. Nhìn lại bộ đồ trên người mấy bạn đang mặc – hàng Quảng Châu. Xem lại mấy bộ phim truyền hình mà mấy bạn đang theo dõi trên tivi – phim Trung Quốc. Game online mà mấy bạn đang chơi – nhà phát hành từ China. Điện thoại iPhone giá rẻ – made in China. Nói chung là có quá nhiều thứ xung quanh các bạn đang sử dụng, tiêu dùng đều xuất phát từ Trung Quốc. Ấy vậy mà dường như các bạn lờ đi coi như không hề tồn tại cái sự thật đấy mà chỉ chăm chăm mượn cớ rằng mình đang yêu nước và dùng cái lòng yêu nước mù quáng đấy để chửi bới và phát biểu liều.
Ôi thôi thì cứ cái gì tồi tệ, xấu xa, bẩn thỉu, khốn nạn, đê tiện là cứ nhằm vào Trung Quốc mà chửi. Mấy cái tin đồn nhảm nhí kiểu “băng gạc chứa trứng đỉa”, “bức ảnh người vợ ma”, “cho ấu trùng vào băng vệ sinh”,… cũng quy cho Tàu khựa hết. Rồi kinh khủng hơn là khi đọc được một bài báo nào về những tai nạn, những sự việc đau lòng ở mảnh đất hơn 1 tỷ dân này như thiên tai, dịch bệnh,… thì bên dưới là cả đống comment cười cợt, đắc chí, sung sướng, hả hê.
Dạng này thì đã được mình đề cập ở một bài viết cách đây khá lâu (có thể đọc ở link bên dưới) và mình gọi đó là mấy bạn trẻ có não sinh ra để lấp đầy hộp sọ. Có một điểm chung của mấy cái bài viết được share đầy rẫy trên Facebook chứa các tin đồn này đó chính là nó vô cùng mông lung, không rõ nguồn và không hề có căn cứ cơ sở khoa học nào cả. Đôi khi nó còn là mấy bài viết của mấy cái page đang cần tăng lượt like cho họ hoặc là của mấy đứa rảnh rỗi đang cần được tăng lượt follow không hơn không kém.
Thực ra để mà nói thì ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu, dân tộc nào cũng có điều tốt và chưa tốt, tích cực lẫn tiêu cực nhưng mà mấy bạn trẻ phấn khích quá đà kiểu thấy ở đâu có dính tý Trung Quốc là chửi, chế đủ thể loại tranh ảnh thơ phú biếm họa để sỉ nhục dân tộc khác thì đúng là khó có thể chấp nhận nổi. Mấy thành phần quá khích, thích chạy theo tâm lý đám đông mà không biết kiểm soát hành động của mình như này thì khó có thể nói là yêu nước được.
385975_341995792556297_1944859825_n

Dạng thứ năm: “Tôi yêu Việt Nam nhưng tôi không yêu Thanh Hóa, không ưa Bắc Kỳ, kỳ thị đồng tính, ghê tởm dân nhà quê,…”

Thế nào, có bao giờ bạn nghe được mấy câu kiểu như trên chưa? Mình dám cá là tất cả các bạn đều đã nghe thấy, nhìn thấy ít nhất một lần trong đời mấy cái câu như vậy rồi. Các bạn lúc nào cũng năng nổ chửi Tàu khựa, sùng sục hô hào khẩu hiệu yêu nước nhưng mà mỗi cái việc yêu đồng bào của mình, tôn trọng những người có cùng nguồn gốc, nói chung ngôn ngữ là không thể làm nổi.
Kỳ thị thì đủ kiểu, đủ cách. Nhẹ nhàng thì cách ly không chơi với mấy bạn “dân 36” trong lớp, căng thẳng hơn thì lập page anti một bé đi thi The Voice Kids chỉ vì bé ý quê ở Thanh Hóa. Bình thường thì buông lời trêu chọc một cậu bạn là người đồng tính trong lớp để cho vui, ghê gớm hơn là nhiếc móc, bỉ bai, sỉ nhục không thương tiếc người bạn đó và thậm chí đánh đập, dùng bạo lực với người ta chỉ vì người ta không thích người khác giới giống mình.
Đôi khi đơn giản chỉ là một cái giọng nói địa phương chưa thể chuẩn như giọng Hà Nội. Chỉ là một người bạn ở miền Nam ra lỡ nói tiếng Nam mà bị chặt chém không thương tiếc khi đi mua mấy món đồ lưu niệm ở thủ đô. Chỉ là những từ ngữ “Bắc Kỳ”, “Nam Kỳ”,… Tất cả những thứ đó đã đủ để chứng minh cho bạn thực ra chả có tý gì gọi là yêu nước cả. Vì yêu tổ quốc là đồng nghĩa với việc yêu đồng bào, yêu dân tộc mình. Bạn có yêu đến chết đi được một anh chàng, cô nàng nào đó ở trời Tây mà có khi từ bây giờ đến lúc hết đời bạn cũng chẳng bao giờ có cơ hội gặp mặt và bạn tự hào vì điều đó. Nhưng lại chẳng thể bao dung và ngừng dùng định kiến để nhìn về những con người ở ngay bên cạnh bạn hàng ngày. Yêu nước ư? Bạn làm gì xứng đáng với từ đó.
546876_365981763483504_1836830623_n

Tạm kết

Mình còn nhớ năm mình học lớp 10, mình có đọc một truyện ngắn mà theo mình là rất hay và nó đã một phần làm thay đổi cách nhìn nhận cuộc đời của mình. Một truyện ngắn của tác giả nổi tiếng Minh Nhật với tựa đề: “Bước chân tới thiên đường”.Trong truyện có kể về một nhân vật là một thầy giáo đặc biệt dạy môn Giáo dục công dân của một lớp học cũng đặc biệt mà có lẽ nó chỉ có thể xảy ra trong tưởng tượng mà thôi. Ở trong đó, thầy giáo trẻ tên Kim mắc bệnh hiểm nghèo đã có lần giảng cho đám học trò nghịch như quỷ bên dưới về lòng yêu nước như này:
“Kim đi vào lớp, thường là tay đút túi quần, quên không tả, anh mặc vest, luôn chỉ mặc vest đen, anh đứng sát bàn đầu tiên, ít khi quan tâm đến việc hôm nay phải dạy gì.
- Lòng yêu nước?
Anh nhìn lướt qua quyển sách của Ánh – nó ngồi ở bàn đầu – rồi ra hiệu cho Ánh cất sách vào túi.
- Ờ, đây là một chủ đề hay đấy! Em, em có yêu nước không? Anh luôn thích những câu trả lời thật nhé.
Anh chỉ vào Bảo. Thằng này nheo mắt:
- Theo một nghĩa nào đó thì là có ạ.
- Theo nghĩa nào đó là theo nghĩa nào?
- Em cũng không rõ lắm, nhưng đại khái thì là yêu ạ!
Cách trả lời nhảm nhí của thằng này khiến tôi phì cười.
- Em có yêu đội bóng nào không?
- Dạ có, Barca ạ.
- Dứt khoát nhỉ. Thế khi Barca bị loại ở cúp C1 năm nay em có buồn không?
- Có chứ ạ.
- Thế lúc nghe đến sản lượng khai thác hải sản của nước ta giảm 25% trong năm vừa rồi, em có buồn không?
- Dạ…không ạ.
- Đấy, thế thì cũng chưa yêu nước lắm!
Bảo lúng túng. Anh cười:
- Anh đùa đấy, anh cũng không buồn vì anh không ăn hải sản! Nhưng nếu là sản lượng cà phê giảm thì anh sẽ buồn lắm đấy!
Cười. Anh lại xoa xoa cằm, động tác quen thuộc:
- Có lẽ là ở mỗi một hoàn cảnh đều khác, không thể so sánh các em với các anh hùng đã xả thân cứu nước trong hai cuộc chiến tranh của chúng ta, vì các em sinh ra trong thời bình, điều ấy là không chính xác. Anh nghĩ, các em yêu nước theo cách của các em, yêu chỉ đơn giản vì đã được sinh ra ở nơi này. Anh nhớ, cách đây 5 năm, khi anh bắt đầu đi du học….
Và Kim kể về những ngày xa nhà của anh, những lúc đi học về tối khuya, bật BBC VN lên nghe những bản tin về đất nước, thấy lòng vui vẻ lạ thường, những lúc nghe tin có sóng thần nơi này, bão lũ nơi kia, lại thấy lòng ngập tràn lo lắng, anh kể hội sinh viên Việt Nam ở đó giúp đỡ, san sẻ, yêu thương nhau như thế nào, yêu nước là yêu những người cùng sinh ra trên quê hương…Không kể khổ, không so sánh, Kim nói với chúng tôi về những gì anh đã trải qua và đúc kết được…Những câu chuyện giản dị, anh ngồi một cách bình thản, chúng tôi chăm chú lắng nghe.. Những cảm xúc dâng lên trong từng đứa như là lần đầu biết thế nào là yêu nước, là tình bạn thực sự, là tình yêu, là lòng dũng cảm…”

Vậy đó bạn yêu à. Đó là điều mà mình muốn nói về lòng yêu nước trong ngày 2/9 và cả 364 ngày còn lại trong một năm đấy. Yêu nước nó không phức tạp quá đỗi như các bạn vẫn đang nghĩ về nó đâu. Đôi khi chỉ đơn giản là biết kiểm soát hành vi của bản thân khi mình đang đại diện cho cả một dân tộc trên mạng xã hội, là biết đùm bọc, yêu thương những con người cùng dòng máu Việt Nam ở bất kỳ nơi nào có thể, là học hành và rèn luyện tốt để trở thành những người trẻ sống tốt sống đẹp. Vậy thôi, có lẽ đã là đủ rồi để trở thành một lòng yêu nước thực thụ, bất chấp việc có thể bạn sẽ không cầm súng ra trận hay là không đi nghĩa vụ quân sự rồi đó, bạn à!

Trong chính trị, không có gì “miễn phí”

Posted by Unknown on |

Hôm qua, khi vấn đề biển Đông được đưa tin rầm rộ, nhiều đồng nghiệp của tôi – cùng là dân văn phòng – có phần ngơ ngác trước việc Trung Quốc đem dàn khoan ra biển. Có anh bảo, nếu muốn chống Trung Quốc, phải nhờ đến Mỹ hoặc Nga. Có anh bảo, nhờ đứa nào cũng thế thôi, mày nghĩ Mỹ tốt hơn Trung Quốc chắc? Có anh lại bảo Nga sẽ đến cứu mình…




Nhiều người chúng ta rất thực tế trong đời sống nhưng lại rất lý tưởng trong chính trị. Trong chính trị, vẫn còn một số người tin vào những điều cao cả như tình bạn, tình hữu nghĩ, tình đồng chí quốc tế, tình này tình nọ… Thậm chí anh bạn kia nghĩ rằng Nga sẽ đến cứu Việt Nam vì Việt Nam và Nga là bạn bè, vì hai bên có thiện cảm với nhau.

Nhưng chính trị tàn khốc hơn đời sống. Nhìn xem, các cường quốc có thể hành xử theo cách thô thiển và mất nết mà nếu là một người bình thường phải mặt dày lắm mới dám làm trong cuộc sống. Họ hành động thiếu văn hóa, nhưng họ được quyền làm vì họ là nước mạnh.

Cuộc chơi của các quốc gia có gì đó nguyên thủy hơn so với xã hội văn minh. Đôi khi nó giống cuộc chơi của các con thú biết nói tiếng người. Bạn hãy đọc lại thông tin về những cuộc chiến, những tranh chấp gần đây trên thế giới, hãy nhìn lịch sử không chỉ của các cường quốc mà còn của bất cứ quốc gia dù nhỏ yếu nào, bạn sẽ có cơ hội thấy điều đó. Ngay hành động của Trung Quốc cũng vậy.

Thế nhưng vẫn có những người tin rằng Nga sẽ đến cứu Việt Nam… Nếu như họ biết là, trong chính trị, không có bạn bè, chỉ có quyền lợi. Ngày xưa, chúng ta có bạn bởi chúng ta liên quan đến quyền lợi của họ. Khi quyền lợi mất thì quay lưng, hoặc trở mặt. (có thông tin cho biết sắp tới Nga và Trung Quốc sẽ chuyển vị trí tập trận chung – ban đầu là Biển Hoa Đông – sang Biển Đông)

Luôn luôn bất ngờ trước những suy nghĩ kiểu đó. Vậy nhưng trưa hôm qua mình đã được nghe hai lời mong ước như vậy. Ờ thôi thì việc đó cũng không hoàn toàn do trách nhiệm của họ. Đó là hậu quả của giáo dục. Có điều, nếu chúng ta còn mơ mộng, chúng ta sẽ còn vỡ mộng.

Chơi với Trung Quốc, Nga, Mỹ… đều có cái được và mất. Vấn đề là, với từng quốc gia, chúng ta được gì và mất gì. Và họ có thấy chúng ta đáng để quan tâm hay không. Đây là những điểm cần suy nghĩ thật kỹ để lựa chọn. Không có lựa chọn hoàn hảo, nhưng sẽ có một lựa chọn tốt hơn những lựa chọn còn lại. Nhưng Việt Nam thì vẫn ngây thơ… Có thời chúng ta còn tin rằng Trung Quốc chỉ “đánh chiếm hộ Hoàng Sa” cho mình thôi cơ mà?

Căng thẳng biển đảo nổi lên đã vài năm, vụ việc hôm nay chỉ là hệ quả không thể tránh được. Chính quyền Việt Nam theo đuổi hướng ngoại giao hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc, tuy nhiên điều đó lại làm cho Trung Quốc nghĩ rằng Việt Nam bạc nhược. Chúng ta đã cư xử như những người anh em với họ, nhưng lại làm họ hiểu lầm rằng chúng ta sợ hãi, nhút nhát. Việt Nam bắn sai tín hiệu, lại không có đồng minh, và đang phải chịu áp lực nặng nhất từ Trung Quốc trong số các quốc gia có tranh chấp chủ quyền với họ. Họ chỉ dám luẩn quẩn quanh Senkaku, nhưng sẵn sàng cắm mốc và đưa giàn khoan vào giữa biển Việt Nam.

Có anh bạn nói: Không dựa vào thằng nào cả. Vì thằng nào giúp ta cũng chỉ vì lợi ích riêng! Nghe cứ như một lời oán trách vậy. Tôi xin bạn! Nếu chúng ta chờ đợi một ai đó đứng mũi chịu sào cho mình mà lại không muốn trao cho họ một thứ gì, vậy chúng ta là hạng người gì? Một kẻ ăn bám chuyên nghiệp, chỉ muốn nhận không muốn cho, thích mua sắm không phải trả tiền – một kẻ lừa đảo có hạng! Không ai thích giao du với hạng người như thế. Còn nếu có ai đó “vô tư” hoàn toàn trong việc giúp chúng ta “đỡ đòn”, chắc đó phải là kẻ điên.

Hãy học cách chơi sòng phẳng! Vì dù muốn hay không, với bất kỳ “bạn bè” nào, chúng ta cũng phải và nhất định phải trả giá. Chưa từng có quốc gia nào giúp Việt Nam một cách “vô tư” cả. Đã như thế và sẽ như thế. Không có gì là miễn phí!

Vậy phải chăng chúng ta có thể tự lực tự cường mà không cần ai giúp? Ở vị trí địa lý và trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, tôi nghĩ điều đó không đủ.

NÓNG: DIỄN BIẾN CỰC KỲ PHỨC TẠP ĐƯỢC THÔNG BÁO TẠI CUỘC HỌP BÁO- TÀU TQ MỞ BẠT CHE SÚNG

Posted by Unknown on Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014 |

Hiện tại, số tàu TQ đã lên đến hơn 80 tàu và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trung Quốc đã điều hàng chục tàu HQ có trang bị tên lửa tiếp cận vùng xung đột lạnh, thực địa đang cực kỳ căng thẳng.


Trả lời câu hỏi của một phóng viên QT về giới hạn của việc xung đột. QUan chức VN trả lời: Cái gì cũng có giới hạn, khi những biện pháp hòa bình không mang lại kết quả thì sẽ có biện pháp tự vệ thích đáng.

Đã có 8 kiểm ngư viên VN bị thương do mảnh kính vỡ văng vào người

-KN 764 Việt Nam bị tàu dịch vụ DK-03 của Trung Quốc đâm làm hỏng mạn boong mũi, lan can mạn trái.

- Tàu hải cảnh 44103 chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu cảnh sát biển 2012 . Tàu 2012 đã tăng tốc vòng tránh nên vết đâm chỉ bị ở góc đuôi tàu mạn phải diện tích khoảng 1m2.

- Tàu KN 765 bị đâm làm hỏng máy chính giữa, mạn phải bị móp, méo nặng

-Tàu KN 762 bị phun nước áp lực cao làm vỡ kính đài chỉ huy, chập điện hỏng khí tài hàng hải….KN 762 đã bị đâm 9 lần

-Tàu hải cảnh 044 chủ động đâm thẳng vào mạn phải tàu cảnh sát biển 4033 của Việt Nam làm tàu này bị rách mạn phải chiều dài 3m, rộng 1m, làm hư hỏng máy phải.

Nhà nước Việt Nam có thể tổ chức biểu tình chống TQ

Posted by Unknown on |

Tin từ Trung Ương Hà Nội cho hay, nhằm tạo thêm áp lực với quốc tế qua việc Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 đến gần Lý Sơn, Hà Nội có thể vận động dân chúng tiến hành một cuộc biểu tình lớn vào ngày chủ nhật 11 tháng 5 này, thậm chí có thể sớm hơn nếu tình hình diễn biến căng thẳng và thúc bách hơn.


Hiện các báo của nhà nước từ ngày 7-5, đang chực chiến, chờ lệnh của Tuyên Giáo ban ra để phát động chiến dịch kêu gọi lòng yêu nước và xuống đường biểu thị thái độ với Trung Cộng.
Từ tối ngày 6 tháng 5, đã có những công an viên cấp cao được lệnh đến nhà nhiều nhân sĩ trí thức ở Hà Nội, Sài Gòn để mời họ dẫn đầu các đoàn biểu tình, nhằm cho thấy đây là bộ mặt biểu tình “tự phát” giống như trước kia, chứ không hoàn toàn do nhà nước điều khiển.
Theo tin Dân News nhận được, đã có nhiều người từ chối, và nói rằng nếu biểu tình chống Trung Cộng, họ sẽ tự tổ chức và tiến hành theo cách của mình chứ không gia nhập đoàn của nhà nước. “Chúng tôi yêu nước, nhưng không phải là con rối của chính quyền”, được biết một nhân sĩ trong Sài Gòn đã trả lời 2 công an viên đến nhà vận động như vậy.
Nhiều cuộc biểu tình trước đây của những người yêu nước, các blogger… kể từ năm 2007, đã bị chính quyền Hà Nội đàn áp dã man. Nhiều người đã ngồi tù vì dám lên tiếng chống Trung Cộng. Trong bối cảnh này, Hà Nội đang muốn dùng những người yêu nước thuần túy để “rửa mặt” cho việc lên án Trung Cộng lúc này, và đồng thời muốn hòa tan những người tranh đấu cho nhân quyền và bảo vệ tổ quốc với đám đông do Nhà nước chỉ đạo.
Được biết, Đoàn thanh niên CS và các trường học sẽ được vận động tham gia chương trình này, để phòng trường hợp bị giới blogger yêu nước từ chối.
Hiện trên các trang mạng, giới blogger yêu nước cũng đang thảo luận rất sôi động về chuyện nếu xuống đường thì sẽ như thế nào. Nhiều người thì muốn bày tỏ sự khác biệt với các con rối chính trị mà Nhà nước dựng lên, còn một số người khác thì nói rằng lâu nay Nhà nước đã giành lo mọi thứ, đây là lúc họ muốn nhìn thấy mà không muốn nhúng tay vào.
Dự kiến ngay sau thời điểm họp báo của Nhà nước Việt Nam yêu cầu giàn khoan HD 981 rời khỏi biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc sẽ kích động những cuộc biểu tình chống Việt Nam, nhằm hậu thuẫn cho việc bành trướng, và Việt Nam sẽ vận động biểu tình để đáp lại.
Đứng trước sự xâm lược của ngoại bang, người Việt nào cũng có lòng với đất nước. Nhưng tiếc thay với chính sách đàn áp nhân dân và chấp nhận luồn cúi Trung Cộng lâu nay, Hà Nội đã khiến lòng người phân hóa rất nhiều, làm giảm thiểu đi sức mạnh trước những biến cố lớn.

Dân News

Hà Nội – Sài Gòn thông tin liên tục. Nội bộ chính quyền không đồng nhất

Posted by Unknown on |

Ngay sau khi thăm dò việc tổ chức mít-tinh vào ngày chủ nhật 11-5 này, nhằm thị uy với Trung Quốc, nội bộ của chính quyền Hà Nội đang vấp nhiều bài toán không thể giải được: liệu những nhóm, tổ chức phản kháng lâu nay có được thế của người dân ủng hộ, biến cuộc biểu tình vào chiều hướng nhiều bất lợi cho chính quyền hay không?
Một sĩ quan cấp cao ở Hà Nội cho biết, cuộc biểu tình dự kiến này, nằm trong kịch bản phản ứng nhanh, nhằm chuẩn bị đối phó với Trung Quốc. Vì theo dự đoán, sau khi cuộc họp báo ngày 7/5 phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ra khỏi biển Việt Nam, chắc rằng truyền thông cựu hữu của Trung Quốc sẽ kích động một cuộc biểu tình lớn để chống Việt Nam. Thế nhưng để tổ chức mít-tinh đáp trả, mọi thứ không phải dễ kiểm soát.
Đã có tin công an ở hai thành phố lớn Sài Gòn, Hà Nội đang chựng lại với quyết định này. Thậm chí, cũng có tin rằng Hà Nội sẽ được biểu tình trong kiểm soát và trà trộn, nhưng Sài Gòn thì sẽ bị kềm chặt.
Cũng trong ngày 7/5, giới trẻ yêu nước, nhân sĩ, các tổ chức dân sự xã hội… đã liên lạc cấp tập với nhau để hình thành bản tuyên bố chung thật nhanh, nhằm không bị đánh lẫn với các chương trình mít-tinh vận động của chính quyền nếu có. Bản tuyên bố này cũng nhấn mạnh việc chính quyền CSVN cần làm rõ thái độ với dân tộc và tổ quốc, hơn là lạm dụng sức mạnh của nhân dân trong giai đoạn cùng cực này của họ.
Trong khi nhiều nơi rất nhanh nhạy phản ứng, thì một vài tổ chức và cá nhân ở Sài Gòn lại khá thận trọng và dè dặt. Được biết ông Huỳnh Tấn Mẫm sau khi được gợi ý của một vài nhân sĩ, cũng đã tính đến việc kêu gọi một cuộc biểu tình yêu nước, ông Mẫm gửi đơn xin phép biểu tình ở Ủy ban Nhân Dân TP Sài Gòn. Cho đến khuya ngày 7/5, khi bản tuyên bố chung của 20 tổ chức đã công bố khắp nơi, thì đơn của ông Huỳnh Tấn Mẫm vẫn chưa được xem qua.
Một nhóm nhân sĩ khác xin chưa tiết lộ tên, cho biết Chủ nhật 11/5, họ sẽ tổ chức ký tên bằng máu. Công việc đang giữ kín vì sợ công an ngăn cản.
Về mặt chính quyền, tin hành lang cho biết điều quan trọng là hiện nay, không có ai trong Bộ Chính trị CSVN là người dám đưa ra những quyết định chính thức chính danh lúc này. Mọi thứ đều đùn đẩy cho nhau. Đó là lý do vì sao mà 3 ngày của sự kiện, không có bất kỳ một nhân vật quan trọng nào trong bộ tứ của chính quyền Việt Nam xuất hiện trên truyền thông nói về sự kiện Trung Quốc mở màn cuộc xâm lược mới.
Được biết TBT Trọng cũng đã gọi vào đường dây nóng cấp cao mới thiết lập từ 2 ngày trước, nhưng phía Trung Quốc không trả lời.
Tình hình rối ren rõ đến mức cuộc họp báo ngày 7/5 của Nhà nước Việt Nam với thế giới, nhưng 3 nhân vật xuất hiện chỉ là đại diện của Uỷ ban biên giới quốc gia, Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong khi theo các nhận định thì với tầm mức an ninh quốc gia hiện tại, ít nhất phải có một cấp thứ trưởng xuất hiện. Ngay trong buổi tối ngày 7/5, phần tin 19g00 của VTV, bản tin mô tả sự tấn công của tài Trung Quốc vào tàu Việt Nam cũng bị cắt vào giờ cuối, khiến xướng ngôn viên đang đọc dở dang phải ngừng, và thay tin tại chỗ .
Một tin tức khác cho biết, chính phủ Việt Nam rồi sẽ có một thái độ quyết định rõ ràng hơn trước sự kiện giàn khoan HD 981 sau ngày 9/5, tức sau chuyến viếng thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel ở Hà Nội. Đó là ván cờ đi dây cuối cùng – hoặc thành công hoặc thất bại – mà những người lãnh đạo CSVN có thể làm được vào lúc này, trước sự bức hiếp của người bạn 16 chữ vàng.
Dân News

Trung Quốc tuyên bố giàn khoan hoạt động 3 tháng ở biển Đông

Posted by Unknown on Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014 |

TTO - Ngày 5-5, Cục Hải sự Trung Quốc tái xác nhận thông báo giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) sẽ hoạt động 3 tháng ở biển Đông, bất chấp phản ứng đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

Trang web của cục này còn thông báo Cục Hải sự Trung Quốc cấm tàu bè xâm nhập vùng biển bán kính 3 hải lý (khoảng 5,5km) xung quanh giàn khoan HD-981 từ ngày 4-5 đến 15-8-2014 với lý do sẽ triển khai thăm dò khai thác dầu khí trong phạm vi này. Ngày 3-5, phạm vi cảnh báo trên chỉ là 1 hải lý (1,85km).

Gần hai năm trước (9-5-2012), CNOOC đã hạ thủy giàn khoan Hải Dương 981 ở mỏ dầu Lệ Loan 6-1-1, khu vực cách Hong Kong 320km về phía đông nam. Ngay sau khi 981 được hạ thủy, chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm hùng hồn mô tả “đây là biên giới di động, là lãnh thổ di động và là một trong những vũ khí chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến năng lượng dầu khí”.

Hộ tống HD-981 là đội tàu liên hợp khai thác dầu ở độ sâu 3.000m với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỉ USD). Đây là giàn khoan bán chìm thế hệ 6, do CNOOC sở hữu và điều hành. Tổng công ty dầu mỏ hải dương Trung Quốc và Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc phối hợp sản xuất giàn khoan này, với tổng vốn đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (983,7 triệu USD). Với chiều dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn, HD-981 có kích cỡ bằng một sân bóng đá, được thiết kế đủ sức chống bão mạnh cấp 10.


Ngoài ra, giàn khoan khủng này còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu và nhiều trang thiết bị hiện đại khác, có khả năng phục vụ nhu cầu làm việc và nghỉ ngơi cho 160 người. Trên giàn khoan có hệ thống 9 máy phát điện, với công suất đủ đáp ứng cho nhu cầu của 200.000 người. Theo Tân Hoa xã, nơi dự trữ nhiên liệu chỉ dành cho hệ thống phát điện này có dung tích đến 4.500 tấn, đủ cung cấp cho số máy phát điện này chạy trong 30 ngày liên tục.

Giới chuyên gia chính trị nhận định với HD-981, CNOOC đang dần thực hiện tham vọng khai thác 1 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2020 và mưu đồ độc chiếm vùng biển rộng lớn ở biển Đông.

PVN vẫn tiến hành thăm dò, khai thác bình thường

Ngày 5-5, trao đổi với Tuổi Trẻ về việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí HD981 khổng lồ vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, ông Đỗ Văn Hậu - tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) - cho biết khu vực lô 143 mà Trung Quốc đưa giàn khoan xuống, dù hiện tại VN chưa tiến hành việc thăm dò khai thác nhưng hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, vì vậy PVN đã và sẽ kiên quyết phản đối. Ông Hậu cũng cho biết thêm việc Trung Quốc đưa giàn khoan xuống nhưng cũng mới là bước khoan thăm dò, chứ chưa phải khai thác. Trả lời về việc giàn khoan của Trung Quốc có ảnh hưởng đến công tác thăm dò, khai thác của PVN trong thời gian tới không, ông Đỗ Văn Hậu khẳng định công tác thăm dò, khai thác của PVN tới đây sẽ vẫn tiến hành bình thường, theo đúng kế hoạch.

CẦM VĂN KÌNH

Dân mạng xôn xao clip CSGT chạỵ bồ câu trắng đánh võng trên đường

Posted by Unknown on Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014 |






Bộ trưởng Y tế: sởi bùng phát mạnh do biến đổi khí hậu

Posted by Unknown on Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014 |

Tại buổi tiếp xúc cử tri cử tri huyện Bình Chánh (TP.HCM) sáng 3-5, trả lời câu hỏi của cử tri về nguyên nhân dịch sởi bùng phát quá mạnh trong năm 2014, bà Tiến vẫn cho rằng hai yếu tố chính là biến đổi khí hậu và lơ là trong chính ngừa, tỷ lệ chích ngừa không đạt

Bộ Trưởng Bộ Y Tế lắng nghe ý kiến của cử tri
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Hồng Hà ở xã Lê Minh Xuân đặt câu hỏi: “liệu dịch tay chân miệng ở TP.HCM có bùng lên và gây nguy hiểm như dịch sởi vừa qua ở các tỉnh phía Bắc? Bộ Y tế có giải pháp nào để ngăn chặn?”.

Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Kim Tiến nói tay chân miệng hiện chưa có văcxin ngừa, đây là điều rất lo. Các giải pháp mà Bộ Y tế đưa ra chủ yếu xoay quanh khuyến cáo người dân giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là các trường mẫu giáo, nhà trẻ phải giữ vệ sinh tốt để ngăn không cho dịch tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa. “Cái này người dân phải tự ý thức là chính, các quốc gia và vùng lãnh thổ ăn ở rất sạch như Đài Loan, Nhật Bản... vẫn bị dịch tay chân miệng” - Bà Tiến nói.

Đối với dịch sởi, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định đã giảm số ca mắc và số ca tử vong. Trả lời câu hỏi của cử tri về nguyên nhân dịch sởi bùng phát quá mạnh trong năm 2014 ở Việt Nam, bà Tiến vẫn cho rằng hai yếu tố chính là biến đổi khí hậu và lơ là trong chính ngừa, tỷ lệ chích ngừa không đạt. “Nếu tỷ lệ chích ngừa ở mức 95% thì dịch sởi sẽ không quay trở lại” - Bà Tiến nói, đồng thời cũng thừa nhận một số tỉnh thành đang có tỷ lệ tiêm ngừa sởi chưa đạt.

Xoay quanh vấn đề một số trạm y tế phường xã hoạt động không hiệu quả, không nhiệt tình cứu chữa, sơ cứu cho bệnh nhân được một số cử tri phản ánh, bà Nguyễn Thị Kim Tiến khen các cử tri đã rất “sâu sát, tinh tế” nhận ra điều này.

Bà Tiến nói ở một số đô thị thì trạm y tế phường, xã gần với bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh nên nhiều khi rất ít việc, dù được đầu tư tốt về cơ sở vật chất. Sắp tới Bộ Y tế sẽ sắp xếp, xây dựng lại các trạm y tế xã phường cho phù hợp với nhu cầu của từng địa phương.

Một số cử tri Bình Chánh cũng trình bày với tổ đại biểu Quốc hội về tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, hoạt động kém hiệu quả của bộ máy cán bộ công chức cấp xã. Vấn đề này được đại biểu Trần Hoàng Ngân, thay mặt tổ đại biểu Quốc hội thừa nhận là rất xác đáng. Đại biểu Ngân đưa ra thông tin tổng thể khá chua xót: Bội chi ngân sách cứ tăng liên tục nhiều năm qua, số bội chi này là để dùng trả lương cho công chức, cán bộ. Nhưng bội chi nhiều mà nhũng nhiễu vẫn càng nhiều…

Nguồn: xã luận.com

Nợ công nguy cơ lên tới gần 100% GDP

Posted by Unknown on Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014 |

Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng nguy cơ lớn nhất không nằm ở con số mà ở quan điểm sai về nợ công. Hiện nay nợ công của Việt Nam không bao gồm nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ đọng xây dựng cơ bản. Cách tính này theo ông Thiên không cho phép đánh giá đúng nguy cơ thực tế.


"Nếu tính đủ, nợ công phải lên tới gần 100% GDP. Tỷ lệ an toàn theo báo cáo hiện nay là 55,7% và 'theo quy định'. Điều này chứa đựng nguy cơ ảo tưởng về mức độ an toàn của sự rủi ro", ông Thiên cho biết.

Theo Viện trưởng Trần Đình Thiên, điều đáng lo lắng là tốc độ nợ tăng nhanh hơn rất nhiều so với GDP nhưng việc đi vay chủ yếu để trả nợ chứ không phải cho sản xuất. Chưa kể, trong cơ cấu, nợ ngắn hạn rất nhiều, khi nền kinh tế suy yếu thì khả năng trả nợ cũng bị ảnh hưởng. "Đồ thị của chúng tôi cho thấy tăng năm nay nghĩa vụ trả nợ là 208.000 tỷ đồng, vượt 26,7% thu ngân sách năm 2014. Mức này đã vượt qua vạch đỏ (25%) và sẽ chiếm tỷ lệ 30% thu ngân sách vào những năm tiếp theo", ông Thiên lo lắng.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh chia sẻ: "Với tốc độ hiện nay, một thời gian ngắn nữa sẽ không đối phó được với nợ công. Cần phải xem lại ngân sách, việc thu hiện nay không đủ cho chi thường xuyên của bộ máy".

Theo: VNE

Viết tặng cho các bạn trẻ Việt Nam

Posted by Unknown on |

PHẦN I: CHÚNG TA Ở VỊ TRÍ NÀO SO VỚI THẾ GIỚI BÊN NGOÀI?



1. Nhật Bản: từ trên đống tro tàn của kẻ chiến bại nhục nhã trong Thế chiến thứ Hai, đất nước không còn gì ngoài những miệng núi lửa và đống hoang tàn đổ nát sau chiến tranh trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới; 

2. Hàn Quốc: vượt lên nỗi đau chia cắt, đến những năm 70 của thế kỷ trước còn được biết đến là 1 đất nước nghèo nàn lạc hậu với nền nông nghiệp lạc hậu và nền thương mại đơn thuần thì nay trở thành một trong 12 nền kinh tế lớn thuộc nhóm OECD; là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới;

3. Vùng tô nhượng Hồng Kông, vùng lãnh thổ Đài Loan những năm 50, 70 của thế kỷ trước được xem là vũng lầy của thế giới thì nay vũng lầy đó như những con rồng cất cánh; mức sống và thu nhập người dân được xếp top các quốc gia thịnh vượng;

4. Singapore: quốc đảo sư tử với diện tích chỉ bằng huyện Cần Giờ, không đủ cho một vòng lượn máy bay, nước ngọt phải nhập khẩu, dân số dăm triệu người lại trở thành một nền kinh tế năng động và giàu sức cạnh tranh bậc nhất thế giới;

5. Và Việt Nam : Người VN cần cù, thông minh, chịu khó, ham học hỏi,...giàu tài nguyên, rừng vàng, biển bạc, đất đai phù nhiêu... nhưng chúng ta vẫn nghèo, được đánh giá là "nước khó phát triển", hàng năm vẫn nuốt nhục vào trong ngửa tay đi xin từng đồng vốn viện trợ ODA, NGO....

6. Tại sao đi từ Nam ra Bắc đất nước chúng ta không có một công trình nào như Chùa Vàng ở Mianma, Hoàng cung của Thái Lan, Angkor wat của Campuchia, thành phố gọn gàng ngăn nắp như Viêng Chăn của Lào? (Không dám ví với Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản chứ chưa nói đến các công trình lớn ở Tây Âu vì sẽ bị nói là khập khiễng) 


PHẦN II: NHÌN RA THẾ GIỚI 


- Chúng ta thường tự hào đất nước ta có rừng vàng và biển bạc; giờ rừng đã tàn mà biển cũng kiệt. 

- Chúng ta vẫn nói dân tộc ta rất cần cù và thông minh nhưng thế giới đánh giá lực lượng lao động của chúng ta không được đào tạo bài bản, thiếu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Chúng ta tự hào có đội ngũ GS, TS, Thạc sĩ, cử nhân hùng hậu nhưng thực tế là vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc; Việt Nam được xếp vào hạng xuất khẩu lao động tay chân hàng đầu thế giới.

- Hiện nay, chúng ta phấn khởi vì tốc độ phát triển kinh tế hằng năm tăng trưởng nhanh, tăng trung bình xấp xỉ 6 - 10 % mỗi năm. Đó là điều đáng mừng. Nhưng thử hỏi 8% hay 10% là thực tăng được thêm bao nhiêu tỉ USD mỗi năm, trong khi GDP bình quân đầu người của chúng ta mới đạt hơn 1000 USD/người, xếp vào ngưỡng nghèo đói của thế giới.

- Chúng ta tự hào vì có được một trang sử hào hùng, vẻ vang chói lọi, nhưng thế giới không dựa vào đó để đánh giá vị thế chúng ta trên đấu trường quốc tế.


PHẦN III: HÃY LUÔN ĐẶT CÂU HỎI TẠI SAO!?


- Có bao giờ các bạn tự đặt câu hỏi cho chính mình: Hãy thôi/bớt tự hào chúng ta đánh thắng oanh liệt 2 đế quốc lớn, mà hãy cúi mặt biết xấu hổ khi chúng ta còn lẹt đẹt là 1 nước nghèo khó phát triển, bởi chúng ta thắng ở lịch sử nhưng thua trên đấu trường kinh tế.

- Có bao giờ chúng ta cảm thấy quá tự hào vì quá khứ mà ngủ quên rằng hiện tại chúng ta đang ở đâu. Chúng ta đừng lấy quá khứ để lấp liếm cho hiện tại, bởi nó không giúp ích đc gì cả và thay vì lấy quá khứ lấp liếm bào chữa cho hiện tại hãy chấp nhận thực tại mình đang ở đâu, và tìm lối thoát cho mình.

- Có bao giờ chúng ta tự hỏi vì sao chúng ta nghèo như vậy không? Sao lại không phát triển được như vậy không?

- Có bao giờ các bạn đặt câu hỏi tại sao: nhiều nước có xuất phát điểm giống nhau nhưng sau một thời gian thì người ta bứt phá lên được còn nước mình lại rơi vào trạng thái tuy có phát triển nhưng không có sự bứt phá - hay vẫn cứ nghèo nàn lạc hậu hay không!? (Có thể so sánh với Hàn Quốc về tương quan lịch sử, nền kinh tế...).

- Có bao giờ các bạn tự hỏi - Tại sao muốn xây một công trình lớn thì phải qua hàng chục cửa quan hành hẹ đủ kiểu của các cơ quan công quyền?

- Tại sao người Việt cứ làm việc nhóm với nhau thì y như rằng luôn nói xấu, chê bai, dìm hàng nhau, thích trù dập nhau, dẫm đạp lên nhau để không ai hơn nổi mình, không ai dám ra quyết định, dám làm, vì cứ quyết một cái thì một nhóm xúm vào bới móc?

- Tại sao có nhiều thứ không công bằng, bẩn thỉu, cơ hội và đê tiện bỉ ổi như vậy mà vẫn được gọi là văn minh là hiện thân của đạo đức chuẩn mực?

- Tại sao giữa 1 đất nước như vậy, tin tức được đọc nhiều nhất lại là: sốc-sếch-sến, hiếp dâm, cướp giật, lộ hàng, giết người? 

- Tại sao trước những nổi đau, bất công như vậy mà chúng ta lại thản nhiên thờ ơ và mặc nhiên không quan tâm, cay đắng hơn là không thể bật khóc trước nỗi nhục của đất nước!?


PHẦN IV: VÌ SAO CHÚNG TA NGHÈO


Muốn hiểu sâu vấn đề này và có câu trả lời thoả đáng, mời đọc thêm về thuyết "Nguồn lực xã hội" (GS Trần Văn Thọ; giáo sư kinh tế tại trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản; từng là thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Nhật; sáng lập viên và giám đốc điều hành Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC)...) Cốt lõi vấn đề ở đây không phải là các nguồn lực bên ngoài, quan trọng nhất chính là yếu tố Con Người (giải quyết tốt 3 vấn đề sau thì một quốc gia sẽ tiến rất nhanh dù họ chẳng có tài nguyên gì: Lãnh đạo - Trí thức - Cơ chế). Bây giờ là thời đại của nền kinh tế Tri Thức chứ không phải chỉ dựa vào tài nguyên, sức lao động... Cứ nhìn Microsoft, Nokia, Docomo, Samsung, Apple... thì biết.

Theo DĐSVVN

Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?

Posted by Unknown on |

Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình. 

Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.


Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.
Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.

Hoài nghi, nuối tiếc

Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.
"Nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự."



Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,... và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.
Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.



Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”
Tôi trả lời: Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.

LS Nguyễn Văn Đài

“Đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự”

Posted by Unknown on |

“Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.

Rất ngắn gọn, song ý kiến phát biểu của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhận được nhiều tiếng vỗ tay hưởng ứng tại ngày làm việc thứ hai (29/4) của Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, diễn ra tại Hạ Long (Quảng Ninh), với nội dung chính là bàn thảo về cải cách thể chế.



Theo ông Tuyển, thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm thị trường, nhà nước và xã hội dân sự.

“Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”, ông Tuyển nói.

Vẫn theo nguyên Bộ trưởng, thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cập dân chủ là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người. Mà đã thừa nhận là xu thế khách quan thì phải mở rộng dân chủ và đương nhiên phải tôn trọng vai trò của xã hội dân sự.

“Nếu xã hội dân sự có thể tham gia xây dựng chính sách, phản biện chính sách và giám sát quá trình thực hiện thì nó sẽ hỗ trợ khắc phục những hạn chế của thị trường và sự quan liêu của nhà nước”, ông Tuyển khẳng định sự cần thiết thừa nhận xã hội dân sự.

Kiến nghị các giải pháp đẩy nhanh cải cách thể chế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá đề nghị nhanh chóng ban hành luật về biểu tình và ban hành luật về xã hội dân sự, bởi theo ông, đó là quyền của dân, không có gì phải e ngại.

Cũng đề cập đến vai trò của xã hội dân sự trong phát biểu của ông Tuyển, chuyên gia Phạm Chi Lan đề nghị Quốc hội cần có cơ chế để lắng nghe tiếng nói thực sự của dân.

“Đại biểu tiếp xúc cử tri còn hình thức lắm, tôi 72 tuổi mà chưa một lần được đi tiếp xúc với đại biểu tôi bầu với tư cách là cử tri bình thường. Trong số các vị do chính mình bầu ra đến nay tôi cũng chỉ nhớ tên một vị, còn các vị khác hoàn toàn không nhớ gì cả”, bà Lan nói.

Bên lề Diễn đàn, một số ý kiến cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm của ông Trương Đình Tuyển. 

Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng xã hội dân sự Việt Nam đã phát triển và cần phải chấp nhận nó. Các tổ chức xã hội cần được trao quyền tham gia xây dựng, phản biện, giám sát thực thi chính sách và cho họ cả cái quyền được tham gia tố tụng tại tòa án. “Nếu được trao quyền và có khung khổ pháp luật thì tự họ phải hoạt động nghiêm túc”, ông Doanh nhìn nhận.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, một xã hội kém phát triển như Việt Nam thì sự tham gia của xã hội dân sự vào cải cách thể chế là chưa thực sự phù hợp.
Theo http://vneconomy.vn/

RSF vinh danh 3 nhà báo tự do Việt Nam

Posted by Unknown on |

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) hôm nay 29/04/2014 công bố danh sách « 100 anh hùng thông tin » nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 2014. Trong danh sách này có ba nhà báo, blogger Việt Nam là Phạm Chí Dũng, Trương Duy Nhất và linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh.




Danh sách này gồm các nhà báo và blogger từ 25 đến 75 tuổi thuộc 65 quốc tịch khác nhau. Người trẻ tuổi nhất là phóng viên ảnh Oudom Tat của Cam Bốt, và người lớn tuổi nhất là nhà báo Pakistan Muhammed Ziauddin. Châu Á- Thái Bình Dương có 25 nhà báo được vinh danh, trong khi châu Âu chỉ có 8 người. Các quốc gia có từ ba « anh hùng thông tin » trở lên là Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Iran, Azerbaijan, Mêhicô và Eritrea.
Tại Việt Nam, có nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người đã từ bỏ đảng để dành tâm trí cho những bài viết phản biện với chính quyền. Từng là sĩ quan quân đội, Phạm Chí Dũng có thời gian làm trợ lý cho ông Trương Tấn Sang – người đến năm 2011 trở thành Chủ tịch nước. Nhà báo Phạm Chí Dũng có các công trình nghiên cứu về chính sách an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế và tôn giáo.


Các bài báo tố cáo tham nhũng và yếu kém của chính quyền khiến ông bị bắt vào tháng 7/2012 vì các tội danh « âm mưu lật đổ chính quyền » và « tuyên truyền chống nhà nước ». Được đình chỉ điều tra, ông ra tù 7 tháng sau đó. Nhưng bằng tiến sĩ kinh tế, 11 tác phẩm đã xuất bản cùng với vô số bài viết trên các đài phát thanh quốc tế trong đó có RFI của ông vẫn không ngăn trở được việc ông bị tịch thu hộ chiếu vào tháng 2/2014 lúc chuẩn bị đi Genève tham dự một hội nghị về nhân quyền với vai trò diễn giả.
Bên cạnh đó là blogger Trương Duy Nhất, đã bỏ nghề báo để viết blog « Một góc nhìn khác ». Trong ba năm, ông đã đăng trên 1.000 bài trên mạng, trong đó có những bài do chính ông viết. Sau bốn lần được lệnh đóng blog, tháng 5/2013 Trương Duy Nhất bị bắt và bị kết án hai năm tù vì 12 bài báo.


Người thứ ba là linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, làm việc cho Truyền thông Chúa Cứu Thế từ thập niên 90. Năm 2012 ông bị câu lưu nhiều tiếng đồng hồ khi đi Bạc Liêu dự đám giỗ 49 ngày bà Đặng Thị Kim Liêng - mẹ blogger Tạ Phong Tần đã tự thiêu phản đối bản án dành cho con bà. Năm 2013 ông lại bị câu lưu lần nữa trong một cuộc biểu tình ủng hộ blogger Đinh Nhật Uy, và hiện vẫn đang bị công an theo dõi thường xuyên.

Theo FFI

Câu cá ngay trên nắp cống giữa đường phố Sài Gòn

Posted by Unknown on Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014 |

Người dân ngồi câu cá ngay trên nắp hộp cống, giữa con đường rất đông xe qua lại. Mỗi ngày họ có thể thu hoạch được tới 3 kg "chiến lợi phẩm.

Anh Nguyễn Văn Bảy ngồi câu cá ở nắp cống hộp ngay đoạn giao nhau giữa Ngô Văn Sở và Nguyễn Tất Thành, bất chấp sự nguy hiểm

Thời gian gần đây, nhiều người dân tập trung câu cá ngay trên nắp cống hộp trên đoạn đường Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4. Mỗi khi nước sông Sài Gòn dâng lên, những người này đem cần ra ngồi ngay trên nắp cống, bất chấp đây là đoạn đường mật độ xe cộ lưu thông dày đặc. Việc ngồi câu cá giữa đường không chỉ cản trở giao thông nơi đây mà còn gây nguy hiểm tính mạng cho cả người đi đường và những người ngồi câu cá. Đại diện UBND phường 13 cho biết, phường chưa nghe báo cáo về hiện tượng này, có thể người dân câu cá để giải trí. Tuy nhiên theo thông tin báo cung cấp, thời gian tới phường sẽ xuống kiểm tra nhắc nhở để người dân chấm dứt việc làm nguy hiểm trên.
Mồi câu cá chủ yếu là những con tép nhỏ, mỗi ngày người thanh niên có thể câu từ 2-3 kg cá

Ưu việt của giáo dục tại Miền Nam

Posted by Unknown on |

Nhân kỷ niệm 30-4-1975, xin được chân thành cảm tạ những nhà giáo dục miền Nam, những thầy cô đã dìu dắt tôi trở thành một người hữu ích phục vụ gia đình và xã hội.
Được BBC phỏng vấn Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Giáo dục xưa nay là một trong những lĩnh vực chịu sự chi phối của chính trị. Thực ra nền giáo dục nào, ở đâu cũng là vậy thôi. Chính trị vẫn cứ đặt ra những mục tiêu, những đích đến và đòi hỏi mọi nền giáo dục phải phục vụ cho nó.”


Ông Trần Ngọc Vương nhận xét: “Nền giáo dục của miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 có những thành tựu rất quan trọng và cần được tổng kết một cách thực sự nghiêm túc” 
Ông Vương cho biết: “Tôi cũng có quen biết những trí thức được trưởng thành trong giai đoạn đó. Một số khá đông trong lứa tuổi của tôi lẫn lớn hơn một chút từ miền Nam cũng là sản phẩm của nền giáo dục của miền Nam cũ, nhiều người trong số họ rất xuất sắc.”
Mặc dù ông Vương đã nhìn nhận kết quả của nền giáo dục tại miền Nam, nhưng có thể ông chưa nhận ra chính sự độc lập giữa giáo dục và chính trị tại miền Nam là nhân tố tạo ra kết quả này. 

Căn Bản Nền Giáo Dục Miền Nam
Vào năm 1958, một Đại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và cơ quan văn hóa giáo dục đã được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra một triết lý giáo dục cho miền Nam. Đại Hội đồng thuận chọn ba nguyên tắc dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản. 
Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, năm 1964, một Đại Hội khác lại được tổ chức tại Sài Gòn nhằm xem xét lại triết lý nói trên. Kết quả Đại Hội tiếp tục nhìn nhận ba nguyên tắc. 
Đây là một bằng chứng cụ thể, mục tiêu chiến lược và những đích đến của nền giáo dục tại miền Nam là một quyết định dân chủ hòan tòan độc lập với chính trị. Có chăng chính quyền chỉ chính danh đứng ra triệu tập và tổ chức các Đại Hội về Giáo Dục. 



Giáo Dục là công việc chuyên môn của những người làm giáo dục
Về mặt quản lý, chính quyền miền Nam đề ra những chính sách và quyết định việc chi tiêu nhằm thực hiện những mục tiêu cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Tuy nhiên việc giáo dục từ điều hành, đến soạn thảo chương trình và giảng dạy là công việc chuyên môn của những người làm giáo dục.
Tại miền Nam nhiều bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục được bổ nhiệm là những người xuất thân từ ngành giáo dục.
Trong Bộ Giáo dục ngoài trừ một số chức vụ có tính chất chính trị như đổng lý văn phòng, bí thư… các chức vụ khác đều do những nhà giáo dục có chuyên môn đảm trách. 
Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa nhận xét những người làm giáo dục tại miền Nam đều am hiểu công việc chuyên môn, có kinh nghiệm, giàu tâm huyết, và xem chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới trọng đại. 
Ông Liêm cho biết “những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đều phải ngưng lại trước ngưỡng cửa học đường.”
Trong các cơ quan lập pháp, những người đứng đầu các ủy ban hay tiểu ban giáo dục của Thượng viện và Hạ viện đều là những nghị sĩ dân biểu xuất thân từ nhà giáo. 
Riêng trong lĩnh vực giáo dục đại học, Điều 10 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967) nêu rõ: Nền giáo dục đại học được tự trị. Bộ Giáo dục có một thứ trưởng đặc trách giáo dục đại học nhưng công việc của vị này chủ yếu là lo thực thi những chính sách về giáo dục đại học. 
Về học vụ và điều hành, các cơ sở giáo dục đại học được tự trị. Các hội đồng ở cấp viện đại học và cấp trường đại học (hay phân khoa) có quyền thảo luận và quyết định mà không phải trình báo hay xin chỉ thị từ bất cứ ai. Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.

Giáo dục nhân bản lấy con người làm gốc
Triết lý nhân bản mà miền Nam chọn làm căn bản cho giáo dục lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.
Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt tư tưởng chính trị, giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… con người có giá trị như nhau, và mọi người đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
Nói rõ hơn nền giáo dục miền Nam lấy quyền con người, quyền dân sự và lấy với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền làm nền tảng để xây dựng con người.
Chính vì dựa trên nền tảng nhân bản nên không có vấn đề lý lịch trong học đường miền Nam. Ngay cả con em của cán bộ cộng sản tập kết ra Bắc, những người miền Nam công khai theo cộng sản đều được đối xử bình đẳng như mọi học sinh sinh viên trong học đường miền Nam.
Một số trường Quốc gia nghĩa tử được lập ra để trợ giúp việc giáo dục cho học sinh có cha mẹ là quân nhân đã hi sinh bảo vệ miền Nam. Một số trừơng do tư nhân, do các tôn giáo hay do các cộng đồng sắc tộc điều hành. Nhưng tất cả các trường đều theo nguyên tắc cơ bản và chương trình giảng dạy chung.

Công Dân Giáo Dục
Dựa trên nền tảng nhân bản học sinh miền Nam từ lớp mẫu giáo đến hết bậc Trung Học đều được dạy môn Công Dân Giáo Dục. Ở bậc tiểu học học sinh được dạy về quyền và bổn phận của một công dân. 
Lên Trung Học Đệ Nhất Cấp chúng tôi được học những bài học về: cá nhân và gia đình, tổ chức ở học đường, bổn phận của học sinh, đời sống xã hội và tôn giáo, quyền và bổn phận một công dân. 
Bước sang Đệ Nhị Cấp nhà trường tiếp tục giáo dục về Quốc Gia (dân tộc, lãnh thổ, chánh phủ, hiến pháp, lập pháp, hành pháp, tư pháp), Liên Hiệp Quốc (tổ chức, UNESCO, các tổ chức khác), Phong Tục, Kinh Tế (các lý thuyết, sản xuất, thương mại, tiền tệ, ngân hàng), Chính Trị (dân chủ, chính đảng, chính thể, độc tài, phát xít, cộng sản).
Từ bậc Trung Học chúng tôi đã được thực hành dân chủ qua việc bình bầu Ban Điều Hành lớp. Việc chọn lựa từ Trưởng lớp cho đến các Trưởng ban do quyết định của học sinh, quyết định hòan tòan độc lập với nhà trường và chính quyền.
Mặc dù giáo dục độc lập với chính trị chúng tôi được dạy và thực hành cơ bản chính trị dân chủ để khi cần sẵn sàng tham gia việc quản trị đất nước. 
Độc lập vì thế không có nghĩa là “phi” chính trị mà là không bị phụ thuộc vào các đảng chính trị, đảng cầm quyền hay chính quyền. 
Học đường miền Nam giáo dục học sinh trở thành những công dân với ý thức chính trị và ý thức dân chủ sẵn sàng đóng góp cho gia đình, đất nước và nhân lọai.
Ngược lại nền giáo dục tòan trị tại miền Bắc trước 30-4-1975 và tòan quốc sau này dựa trên căn bản giáo dục là một công cụ nhằm duy trì và phục vụ thể chế chính trị cộng sản. Nó chính là nguyên nhân đưa đến khủng hỏang giáo dục, khủng hỏang xã hội. 
Bài viết “Giáo dục Việt Nam: cố sửa hay trở về gốc?” dẫn đến kết luận muốn vượt qua tình trạng khủng hoảng xã hội hiện nay, Việt Nam cần quay lại với triết lý giáo dục lấy dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản, và lẽ đương nhiên giáo dục cần độc lập với chính trị.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi 
25-4-2014

Subscription

You can subscribe by e-mail to receive news updates and breaking stories.

Most Popular

Recent News

Archives